Hotline: 0919252651

Thông tin chi tiết

Lịch sử ngành in lụa

Lịch sử ngành in lụa.

Ngành in lụa và lịch sử  của ngành in lụa.

 

In lụa là gì?

In lụa ( hay còn gọi là in lưới) là 1 dạng kỹ thuật in ấn truyền thống đã được phổ biến từ lâu.

Cái tên in lụa được xuất phát do  giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.

In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy…hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

 

Lịch sử ngành in lụa

 

Kỹ thuật này được Châu Âu sử dụng vào năm 1925 với việc in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da.. nhưng, hơn 1000 năm trước “người ta phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn tụ”.

Những công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hành tại Pháp và Đức trong khoảng thập niên 1870. Sau đó tại Anh, vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ. Năm 1914, tại San Francisco, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển.

Phân loại kỹ thuật in.

– Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:

– In lụa trên bàn in thủ công

– In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác

– In lụa trên máy in tự động.

– Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm 2 loại:

– In dùng khuôn lưới phẳng

– In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

– Theo phương pháp in, có tên gọi:

– In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in.

– In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và

– In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.

Tin liên quan

27/05/2021
Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng máy in lụa

Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng máy in lụa

Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng máy in lụa

  • CƠ KHÍ CHẾ TẠO 8

    Địa chỉ : 176 Nguyễn Ái Quốc,Phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai 

    Điện thoại : 0919252651- 0918.091.437

    Email : cokhitam@gmail.com

    Website : mayinluabienhoa.com 

                     cokhimayinlua.com

     

    Gmail Google Youtube

Thống kê truy cập

Đang online: 1

Trong ngày: 21

Truy cập tháng: 1551

Tổng truy cập: 208332

Copyright © 2016 Co Khi Truong Thanh

Chat Facebook